(Bài viết chỉ tóm lược một phần kết quả trong Luận án của Dương Kim Hà công bố 2022, ”NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐỘC TÍNH CỦA VI KHUẨN Bacillus thuringiensis var. kurstaki TRÊN SÂU ĂN LÁ HẠI RAU Ở VIỆT NAM”
Bacillus thuringiensis (Bt) là vi khuẩn gây chết sâu qua đường tiêu hóa, độc tố dễ bị phân hủy không gây ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu ở Việt Nam đã kết luận Bt hiện diện phổ biến, đa dạng về loài, nhưng chưa được khai thác sử dụng ở quy mô sản xuất thương mai. Tác giả trong nghiên cứu này công bố nhiều kết quả liên quan đến B. thuringiensis var. kurstaki (Bt.K), một loài gây bệnh cho sâu ăn lá bộ cánh vảy, hai cánh và cánh cứng. Đã xác định các gen liên quan đến độc tính hiện diện ở các mẫu Bt.K gây chết trên sâu khoang (Spodoptera litura), sâu tơ (Plutella xyslotella), sâu xanh da láng (Spodoptera exigua); gen cry1 hiện diện trong 63,4% mẫu phân lập, gen cry2 (28,7%), cry4 (6,9%) và cry9 chỉ chiếm 1,0% mẫu, đặc biệt có 5 mẫu hiện diện vip3a trong genome. Giá trị LC50 trên 3 loại sâu trong khoảng 2,5 x 105 – 4,5 x 107 CFU/mL và LT50 từ 4 đến 5 ngày sau khi chủng trên sâu tuổi 2. Ở sâu tuổi 4, LC50 trong khoảng 1,5 x 106 – 2,5 x 108 CFU/mL và LT50 từ 4 đến 5 ngày sau chủng nhân tạo trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Tinh thể vi khuẩn Bt dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM) với độ phóng đại 4,06 KX.
(A) Tinh thể hình thoi; (B) Tinh thể hình cầu; (C) Tế bào vi khuẩn.
Sự phong phú kiểu hình Bt liên quan đến hình dạng tinh thể protein độc, trong đó hình thoi chiếm 48,3%, hình ovan (19,2%), hình cầu (19,9%) và hình quả trám chiếm 12,6% mẫu phân lập. Làm cơ sở cho ứng dụng, Tác giả đã tìm thấy VBt2110.1ΔUV, VBt26310.1ΔUV và VBt2751ΔUV có khả năng chống chịu tia UV ở bước sóng 254 nm và 365 nm trong thời gian 120 phút, và diệt được 52,0% đến 65,0% sâu ăn lá rau ở điều kiện thí nghiệm và 79,6%, ở điều kiện đồng ruộng. Các kết quả thí nghiệm cho thấy có thể áp dụng điều kiện tăng sinh B. thuringiensis var. kurstaki ở quy mô lớn hơn để sản xuất chế phẩm phục vụ cho phòng trừ sâu hại theo hướng sinh học .
Các dạng tinh thể B. thuringiensis từ các vùng lấy mẫu
Địa điểm |
Số chủng vi khuẩn
sinh tinh thế |
Hình dạng tinh thể độc |
|||
Hình thoi |
Hình ovan |
Hình cầu |
Hình quả trám |
||
Hà
Nội |
10 |
- |
4 |
5 |
1 |
Vĩnh
Phúc |
8 |
5 |
3 |
- |
- |
Thái
Bình |
7 |
4 |
1 |
1 |
1 |
Hải
Phòng |
3 |
1 |
1 |
- |
1 |
Hải
Dương |
2 |
- |
1 |
1 |
- |
Hưng
Yên |
3 |
- |
1 |
1 |
1 |
Bắc
Ninh |
3 |
1 |
- |
2 |
- |
Hà
Nam |
2 |
1 |
1 |
- |
- |
Nam
Định |
3 |
2 |
- |
1 |
- |
Đà
Nẵng |
3 |
3 |
- |
- |
- |
Quảng
Nam |
6 |
2 |
1 |
2 |
1 |
Bình Thuận |
5 |
3 |
1 |
1 |
|
Lâm
Đồng |
70 |
29 |
14 |
15 |
12 |
Đồng
Nai |
16 |
10 |
1 |
1 |
4 |
Bà Rịa
–Vũng Tàu |
10 |
5 |
1 |
2 |
2 |
TP.Hồ
Chí Minh |
62 |
34 |
11 |
12 |
5 |
Tây
Ninh |
5 |
3 |
- |
2 |
- |
Tiền
Giang |
9 |
5 |
2 |
1 |
1 |
Bến
Tre |
30 |
15 |
6 |
5 |
4 |
An
Giang |
1 |
1 |
- |
- |
- |
Đồng
Tháp |
1 |
1 |
- |
- |
- |
Kiên
Giang |
2 |
1 |
1 |
- |
- |
Tổng số tinh thể |
261 |
126 |
50 |
52 |
33 |
%/tổng
số tinh thể |
100 |
48,3 |
19,2 |
19,9 |
12,6 |