Sinh
viên thực địa tham quan vườn lan Trọng Cường
Địa chỉ: Phú An, Bến Cát, Bình Dương
Nhằm
nhằm cải thiện kiến thức thực địa để sinh viên chuẩn bị thực
hiện khóa luận tốt nghiệp, phòng thí nghiệm Chẩn đoán bệnh học cây trồng - PDDC
(Plant diesease diagnosis clinic) đã tổ chức một chuyến tham quan học hỏi vườn
lan Trọng Cường nhằm cung cấp thêm kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng lan và
nhận diện các triệu chứng bệnh nhằm hổ trợ công tác lấy mẫu nghiên cứu trong
tương lai.
Vào sáng ngày 24/10/2023, nhóm sinh
viên, do anh Khang – K18 hướng dẫn, gồm
3 sinh viên K20 và 1 sinh viên K21. Đã học tập từ nhà vườn, xác định các vị trí
thường xuyên xuất hiện bệnh trong vườn, lấy thông tin và chụp ảnh thực tế.
Trong quá trình trao đổi với kỹ thuật viên, sinh viên đã có thêm kiến thức về
ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với cây lan ở các giai đoạn khác
nhau, loại bệnh phổ biến trên các loại cây lan và các kỹ thuật chăm sóc cây từ
3 tháng tuổi đến khi ra hoa.
Trong thời gian học tập tại vườn, Sinh viên đã được cung cấp
thêm các kiến thức về độ ẩm, độ pH, độ che sáng cũng như cách bố trí cây trong
vườn để đạt được hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc. Bên cạnh đó, nhóm sinh viên đã được
hướng dẫn quy trình xử lý giá thể, vô chậu cho cây con đảm bảo cây khỏe, không
bị đen đầu rễ và dễ phát triển. Ở vườn, giá thể
được sử dụng chủ yếu là sơ dừa được ngâm trong 5% vôi trong 24h thay
nước mỗi ngày đến khi nước trong (loại bỏ Tanin trong sơ dừa). Sơ dừa là loại
giá thể phổ biến nhất với tuổi thọ khoảng 1,5 năm thích hợp cho các loại lan Dendrobium, tuy đây là loại giá thể rẻ
ít mầm bệnh tiềm tàn nhưng sẽ mau hỏng nên cần thay chậu qua các năm. Ngoài ra
tại vườn còn các loại khác được đề cập là xỉ than tổ ong, vỏ thông, các loại
dớn cũng có cách xử lý tương tự tuy nhiên giá thành cao.
Thời
gian học tập ngắn, nhưng sinh viên đã thu thập được nhiều kiến thức bổ ích, thực
tế “thấy được và cảm nhận được” tác hại của tác nhân gây bệnh đến vẻ đẹp của
các loại lan trồng hiện nay.
Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các cô/chú kỹ thuật viên và người quản lý không chỉ giúp sinh viên thêm nhiều kiến thức thực tế trong việc quản lý vườn lan mà còn tạo điều kiện cho sinh viên thu thập mẫu vật phục vụ cho nghiên cứu.
Hình 2. Hình ảnh các vết bệnh xuất hiện trên
thân, lá lan thuộc chi lan khác nhau.
Hình 4. Chú kỹ thuật
viên đang hướng dẫn sinh viên tham quan vườn lan Trọng Cường.
Hình 6.
Toàn cảnh vườn lan Trọng Cường với khoảng hai trăm ngàn cây lan với độ đa dạng
cao thuộc các chi Dendrobium (lan
dendro), Cymbidium (Lan
kiếm), Rhynchostylis (lan đai châu,
ngọc điểm), Vanda (lan vanda), Cattleya (
cát lan).